Chắc có lẽ ai trong chúng ta cũng nghĩ ở nhà không khí sẽ sạch hơn ngoài đường, nhưng ngược lại ở nhà có rất nhiều khí độc hại mà chúng ta không thể thấy được. Theo Cơ Quan Bảo vệ Môi Trường Mỹ, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà thường cao gấp 2 đến 5 lần so với ở ngoài trời. Những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà bao gồm: khói, khí ga, bụi và các chất gây ô nhiễm khác từ các thiết bị hiện đại trong gia đình như tủ quần áo, sopa, giường, sàn gỗ, mùi sơn…chúng ta cùng tìm hiểu 7 khí cực độc trong nhà và giải pháp xử lý trong bài viết này nhé.
7 khí cực độc trong nhà và tác hại của chúng
- Formaldehyde: Tìm thấy trong đồ nội thất như giường, sofa, đệm; thảm, keo dính, sơn… Nó có thể gây dị ứng, kích ứng niêm mạc, hen suyễn và các bệnh da liễu khác đặc biệt nó còn gây ra căn bệnh ung thư.
- Benzene: Có mặt trong đồ nhựa, sợi tổng hợp, chất đánh bóng, cao su, thuốc trừ sâu, các sản phẩm làm sạch, thuốc lá, khí thải gia đình, các loại sơn… Chất này tích lũy trong các mô mỡ có thể gây bệnh bạch cầu, kích thích thần kinh, khó thở, co giật. Tình trạng ô nhiễm benzen trong không khí ở 90 gia đình nêu trên cao hơn bên ngoài 1,5 lần. Hàm lượng của nó trong 10% các trường hợp kiểm tra vượt quá 5 mg/m3. Theo WHO, thì chỉ cần hàm lượng 1,67 mg benzen/m3 không khí đủ để gây ra một ca bệnh ung thư trong tổng số 10.000 ca. Tuy nguy cơ không cao, nhưng cùng với các tác nhân ô nhiễm khác thì mối nguy hiểm này không hề nhỏ cho sức khoẻ những người trong gia đình.
- Tetrachlorethylene: là chất đặc trưng của các sản phẩm tẩy rửa dùng trong gia đình. Các nhà khoa học cũng nhận thấy, mặc dù hàm lượng chất này thấp hơn mức cho phép của WHO từ 3 – 4 lần (của WHO là 250 mg/m3 không khí), nhưng hàm lượng đo được trong các căn hộ này luôn cao hơn từ 1,4 – 1,7 lần so với môi trường bên ngoài.
- Trichloroethylene: Tìm thấy trong mực in, sơn, chất tẩy rửa… Đây là một chất gây ung thư mạnh, có thể gây kích ứng da và mắt, tổn thương gan và thận, kích thích thần kinh. Chất trichlorethylene thoát ra từ các loại sơn, vecni, cồn và các sản phẩm tẩy mỡ.
- Formandehit: Chất này có thể thoát ra từ các loại gỗ lâu năm, ván lót sàn nhà, keo dán gỗ, giấy lót nền hay giấy dán tường. Nó cũng có thể toát ra từ các loài sơn tường mà nó được sử dụng như chất chống dung môi, các loại dầu gội đầu, mỹ phẩm trong đó formandehit được sử dụng để bảo quản sản phẩm, các loại vải cotton… WHO khuyến cáo mức cho phép đối với formandehit là không vượt quá 100 mg/m3 và thời gian hít phải chất này không được vượt quá 30 phút.
- Xylen: Được tìm thấy trong cao su, sản phẩm thuộc da, ngành công nghiệp sơn, khỏi thuốc và khói xe cộ. Tiếp xúc với xylen trong thời gian gắn có thể khiến miệng và họng khó chịu, chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, các vấn đề về tìm, đe dọa tới gan, thận và có thể hôn mê.
- Amoniac: Được tìm thấy ở chất tẩy rửa, nước cọ sàn, phân bón, các linh kiện máy tính. Tiếp xúc với chất này trong thời gian ngắn có thể khiến mắt dị ứng, ho và đau họng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO các thiết bị mới trong gia đình có chứa một số chất đặc biệt nguy hiểm như benzen, trichlorethylene, tetrachlorethylên, và formandehit… đặc điểm chung của chúng là đều bốc ra mùi hương.
Theo AFP (AFP là hãng thông tấn lớn thứ ba trên thế giới) những người thường xuyên tiếp xúc với các chất formaldehyde (HCHO), benzen (C6H6), ammonia (NH3) và radon (Rn) có thể mắc các bệnh ở đường hô hấp, ung thư, giảm khả năng hoạt động trí óc. Những người mang thai, trẻ em và người già là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Giải pháp xử lý khí độc hại trong nhà
Ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh nguy hiểm khác. Theo thống kê hàng năm trên thế giới có đến hàng triệu người tử vong có liên quan đến những căn bệnh này, đặc biệt là trẻ em dưới năm tuổi. Vậy giải pháp nào để xử lý khí độc hại trong nhà.
Để loại bỏ khí độc hại trong nhà bạn hãy vận dụng theo một số cách sau nhé:
- Thường xuyên lau dọn vệ sinh nhà cửa
- Loại bỏ các sản phẩm và vật liệu gây ô nhiễm không khí trong nhà hoặc thay thế bằng sản phẩm không gây ô nhiễm khác.
- Không cho phép mọi người hút thuốc trong nhà của bạn.
- Lắp quạt thông gió ở gần nguồn ô nhiễm như bếp nấu ăn, máy rửa bát và máy giặt.
- Mở cửa sổ thường xuyên để không khí lưu thông.
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng máy ozone khử mùi để loại bỏ mùi hôi và các khí độc hại. Đặc biệt là formaldehyde chỉ có ozone mới có khả năng tiêu diệt.
Như vậy bạn đã biết về những khí độc hại nguy hiểm trong nhà và giải pháp loại bỏ. Nếu gia đình bạn có đồ dùng mới có mùi hãy xử lý ngay để không gây hại cho sức khỏe của mình và các thành viên trong gia đình nhé.